0

Nguyên nhân nào gây rối loạn lưỡng cực? | Safe and Sound

Rối loạn lưỡng cực (hay rối loạn hưng-trầm cảm) là một dạng rối loạn tâm lý đặc trưng bởi giai đoạn hưng trầm cảm có thể theo sau giai đoạn trầm cảm. Theo các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần, bất thường trong não và những nguy cơ khác là nguyên nhân gây ra các yếu tố cho người bị rối loạn có sự thay đổi bất thường trong tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng hoạt động trong công việc hàng ngày.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Yếu tố xã hội

Một số chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần đã tìm thấy sự gia tăng của các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống xảy ra nhiều tuần trước khi rối loạn lưỡng cực khởi phát. Những sự kiện căng thẳng này có xu hướng tích cực, trái ngược với các sự kiện dẫn tới trầm cảm. Một số bệnh nhân báo cáo rằng họ trải qua sự gia tăng những triệu chứng hưng cảm sau khi họ đạt được mục tiêu quan trọng đối với sự nghiệp của mình như được đề bạt lên vị trí quan trọng hay bắt đầu mối quan hệ mới. Các sự kiện cuộc sống tiêu cực có liên quan tới quá trình xảy ra của các triệu chứng trầm cảm.

Theo các bác sỹ tâm thần và chuyên gia tâm lý, sự hạn chế trong hỗ trợ xã hội và gia đình có thể dẫn tới rối loạn lưỡng cực tát phát nhanh hơn. Bệnh nhân sống chung với các thành viên trong gia đình hay chỉ trích và thù nghịch cao được bày tỏ EE-(Expressed emotion) có tỷ lệ tái phát cao hơn so với những người khác. Bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực sống với thành viên gia đình có EE cao có tỷ lệ mắc bệnh trong tương lai cao hơn 8 lần so với người khác. Nói cách khác, sự hỗ trợ trong gia đình và bạn bè có thể dẫn tới một cái nghiện tích cực đối với bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực.

Ảnh 1: Bệnh nhận rối loạn lưỡng cực dễ hưng cảm sau khi đạt được mục tiêu quan trọng

2. Yếu tố sinh học

Các bác sỹ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho rằng rối loạn lưỡng cực là một loại rối loạn não bộ một phần vì vấn đề với các mao mạch não cụ thể và sự mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân lưỡng cực. Mức độ dopamine cao có thể liên quan tới các triệu chứng loạn thần, những suy nghĩ và hành vi vô lý. Theo các bác sỹ tâm thần và chuyên gia tâm lý, hoạt động quá mức của hệ thống dopamine đã được chứng minh đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra khiếm khuyết trong GAGA, một loại chất dẫn truyền thần kinh, có thể đóng vai trò trong sự xuất hiện của rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn lưỡng cực có xu hướng di truyền trong gia đình. Các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần cho biết, trong các nghiên cứu về sinh đôi cùng trứng, nếu một người trong cặp sinh đôi có rối loạn lưỡng cực, cơ hội của người còn lại có chứng rối loạn tương tự có thể lên đến 70%. Điều này có nghĩa rằng di truyền có vai trò quan trọng trong sự hình thành rối loạn lưỡng cực.

Theo các bác sỹ tâm thần và chuyên gia tâm lý, hệ thống hạch hạnh nhân – vùng dưới đồi có trách nhiệm trong việc điều tiết giao tiếp trong tình cảm và xã hội. Một nghiên cứu hình ảnh MRI rối loạn lưỡng cực đã chỉ ra những bất thường trong não của người bệnh so với não của những đối tượng khoẻ mạnh tham gia thí nghiệm cho thấy hạch hạnh nhân và có thể cả đồi thị của người bệnh có kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy không có sự liên quan đáng kể nào của những điểm bất thường này với các phép đo lâm sàng hoặc nếu nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của rối loạn lưỡng cực hay không. Một nghiên cứu gần đây hơn từ các bác sỹ tâm thần đã cho thấy rằng mức độ lưu lượng máu ở phần còn lại và chuyển hoá glucose cao ở hạch hạnh nhân xuất hiện ở những bệnh nhân hưng cảm. Điều trị hiệu quả cho thấy quá trình chuyển hoá glucose ở hạch hạnh nhân của bệnh nhân trở lại bình thường.

3. Yếu tố tâm lý

Ảnh 2: Yếu tố tâm lý gây rối loạn lưỡng cực

Thuyết vệ hưng cho rằng các suy nghĩ vĩ cuồng là kết quả của những sự kiện được xem như một mối nguy hại đến lòng tự tôn mong manh. Những suy nghĩ này hoạt động để ngăn ngừa nhận thức trầm uất nằm sâu bên trong thâm nhập nhận thức tỉnh táo. Do đó, trạng thái hưng cảm không phải là một đối cực của trạng thái trầm cảm mà gần tương tự như nhau trong mối tương quan về rối loạn chức năng nhận thức. Theo các chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần, trầm cảm xảy ra khi người ta không thể xử lý những căng thẳng và mối đe doạ đến lòng tự tôn và sự tuyệt vọng xảy ra sau đó kèm với một cơ chế bảo vệ nhận thức. Ngược lại, hưng cảm là kết quả của sự nỗ lực cùng cực cuối cùng để giành lại quyền kiểm soát khi lòng tự tôn bị đe doạ.

: Nguyên nhân nào gây rối loạn lưỡng cực? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound